Trợ lý giọng nói Kiki cán mốc 300.000 lượt cài đặt, tăng trưởng 50% sau chưa đầy 3 tháng


Lợi thế tăng thị phần

Không khó để nhận thấy một trong những thế mạnh lớn nhất của trợ lý Kiki chính là khả năng xử lý tiếng Việt tốt, hiểu thói quen và văn hóa giao tiếp bản địa. Đây là yếu tố cạnh tranh giúp Kiki ngày càng tăng thị phần và khẳng định dấu ấn của mình tại thị trường nội địa.

Khác với các trợ lý ngoại nhập xử lý giọng nói tiếng Việt có phần hạn chế, trợ lý Kiki không những có thể giao tiếp chuẩn tiếng Việt, thậm chí còn nghe hiểu tốt giọng nói theo từng vùng miền và đặc trưng ngôn ngữ từng địa phương.

Là một người thường xuyên chọn sử dụng Kiki trên các chuyến đi, anh Minh Lộc (Đà Nẵng) cho biết: “Kiki nghe chuẩn và phản hồi nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mà tôi đưa ra chỉ bằng một câu lệnh. Việc của tôi là nhìn đường và đánh lái thôi, còn lại mọi thứ đều có trợ lý Kiki làm giúp“.

Trợ lý giọng nói Kiki cán mốc 300.000 lượt cài đặt, tăng trưởng 50% sau chưa đầy 3 tháng - Ảnh 1.

Tính đến tháng 3/2023, hơn 300.000 ôtô cài đặt và sử dụng trợ lý giọng nói Kiki

Cùng quan điểm trên, chị Thanh Tâm (TP.HCM) chia sẻ, Kiki giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm tin tức cần thiết khi di chuyển trên đường. Trước đây, chị đã biết đến một số trợ lý giọng nói trên xe, tuy nhiên, do sử dụng tiếng Anh nên chị gặp nhiều khó khăn. Từ khi sử dụng Kiki đến nay, việc gọi Kiki trợ giúp đã trở thành thói quen hàng ngày của chị khi lên xe.

“Kiki khiến việc lái xe trở nên đơn giản hơn hẳn. Giờ tôi không còn gặp khó khăn khi phải thao tác chậm chạp trên màn hình ô tô nữa, vì cần chỉ đường thì ra lệnh, cần mở nhạc hay nghe tin tức thì yêu cầu là Kiki đáp ứng ngay” – chị Tâm cho biết.

Có thể nói, trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung và trợ lý thông minh nói riêng đã len lỏi vào từng hoạt động của đời sống người Việt. Đặc biệt là những trợ lý “made in Việt Nam” được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho người Việt.

Dấu ấn mới 300.000 lượt cài đặt sử dụng của Kiki chỉ trong thời gian ngắn, với  hơn 150.000 lượt truy vấn mỗi ngày đã phản ánh tâm lý của người dùng và tiềm năng chiếm lĩnh thị trường của những ứng dụng trí tuệ nhân tạo nội địa.

Tiềm năng thị trường

Theo Navigant Research, trợ lý giọng nói dự kiến sẽ được tích hợp đến khoảng 90% phương tiện mới được bán trên toàn cầu vào năm 2028. Điều này cho thấy mức độ đầu tư của các nhà sản xuất và công ty công nghệ cho thị trường ô tô. Đồng thời, cho thấy nhu cầu trải nghiệm việc lái xe hiện đại với nhiều tiện ích của người dùng ngày càng tăng cao.

Trong một cuộc khảo sát do UpCity công bố năm 2022 về việc sử dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói tại Mỹ, 14% người dùng AI để có trải nghiệm rảnh tay khi lái xe và 13% sử dụng trợ lý giọng nói để tra cứu thông tin.

Trợ lý giọng nói Kiki cán mốc 300.000 lượt cài đặt, tăng trưởng 50% sau chưa đầy 3 tháng - Ảnh 2.

Sử dụng Kiki đã trở thành thói quen khi bước lên xe của nhiều người dùng Việt

Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy chung. Sự tăng trưởng ấn tượng 50% chỉ sau chưa đầy 3 tháng của Kiki đã cho thấy rõ triển vọng của thị trường nội địa.

Nghe nhạc, chỉ đường, cập nhật tin tức trên xe hơi với sự hỗ trợ của AI… đã trở thành tiện ích cơ bản và cần có trên mọi chiếc xe ô tô, ở mọi phân khúc. Việc tích hợp trợ lý giọng nói cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng.

Hiện tại, đã có hơn 20 hãng màn hình ô tô tích hợp mặc định trợ lý Kiki. Với nhu cầu và tiềm năng thị trường hiện nay, con số này hứa hẹn sẽ không ngừng tăng lên, mở rộng cơ hội cho người dùng sở hữu những tiện ích từ trí tuệ nhân tạo mang lại.

Nhân dịp cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng, Zalo AI gửi tặng người dùng mã kích hoạt miễn phí “KIKI300” để sử dụng ngay trợ lý Kiki.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!



Source link